Vì vậy, Ban tổ chức quyết định hoãn việc tổ chức kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 12 năm 2021 (theo kế hoạch hai đợt 1 và 2 như kế hoạch trước đây), để lùi lại tổ chức cùng một đợt, bao gồm 35 nghề tổ chức thi, thời gian thi dự kiến trong khoảng thời gian từ ngày 2/12 đến ngày 12/12/2021.
Chương trình cụ thể sẽ được ban tổ chức cuộc thi thông báo sau bằng văn bản tới các đoàn dự thi.
Một nữ sinh dự kỳ thi kỹ năng nghề. |
Danh sách các nghề thi theo hình thức trực tuyến và trực tiếp vẫn giữ nguyên như thông báo trước đây (tại văn bản số 10/BTCTKNNVN-KNN) trừ khi có thông báo khác của Ban tổ chức.
Ban tổ chức cũng đề nghị các đoàn tiếp tục triển khai công tác huấn luyện cho các thí sinh theo yêu cầu của đề thi kỹ năng nghề quốc gia cùng với việc thực hiện phòng chống dịch bệnh Covid - 19.
Danh sách thí sinh của các đoàn đã đăng ký với Ban tổ chức trước đây sẽ được bảo lưu cho đến khi kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 12 được tổ chức.
Trước đó, Ban tổ chức thi Kỹ năng nghề Việt Nam từng có kế hoạch kỳ thi sẽ tổ chức theo 2 đợt:
- Đợt 1: Thi trực tuyến tối đa 11 nghề và 03 nghề trực tiếp tại Quảng Ninh. Thời gian dự kiến từ ngày 05/10/2021 đến ngày 15/10/2021;
- Đợt 2: Thi trực tiếp đối với các nghề chưa được tổ chức ở đợt 1 khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát. Thời gian tổ chức dự kiến từ ngày 22/11/2021 đến ngày 30/11/2021.
Tuy nhiên, với quyết định này, dự kiến kỳ thi Kỹ năng nghề Việt Nam sẽ chỉ tổ chức 1 đợt duy nhất.
Thanh Hùng
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa tổ chức họp Hội đồng xét chọn học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xuất sắc, tiêu biểu năm 2021 vào ngày 15/9 vừa qua.
" alt=""/>Lùi thời gian tổ chức thi kỹ năng nghề quốc gia năm 2021Bài học của cả nước
Trao đổi tại đây, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, ngay sau khi nắm được thông tin vụ việc, ông đã trực tiếp gọi điện cho Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên và chỉ đạo đơn vị chức năng của Bộ có văn bản yêu cầu địa phương kiểm tra, xử lý kịp thời.
“Đây là vụ việc rất nghiêm trọng, đau lòng, ảnh hưởng đến niềm tin xã hội, phải có biện pháp xử lý nghiêm khắc” - Bộ trưởng khẳng định.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định vụ việc học sinh đánh bạn ở Hưng Yên là rất nghiêm trọng |
Bộ trưởng cho rằng, qua sự việc cho thấy, hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm chưa ý thức hết chức trách, nhiệm vụ được giao, chưa chủ động nắm bắt tình hình, chưa sát sao với học sinh và các hoạt động của nhà trường. Lãnh đạo nhà trường đã buông lỏng quản lí, khi sự việc xảy ra chỉ nghe báo cáo, không có các giải pháp xử lý triệt để, kịp thời.
“Với vai trò là hiệu trưởng, là giáo viên chủ nhiệm, các thầy cô phải có trách nhiệm sát sao nắm bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh. Nếu có trường hợp học sinh cá biệt phải kịp thời có biện pháp hỗ trợ. Các thầy cô cần phải quan tâm hơn đến các em, khi thấy có dấu bất thường phải phối hợp với gia đình để có biện pháp giáo dục thích hợp” - Bộ trưởng nói.
Về việc xử lý của Hội đồng kỷ luật nhà trường sau khi sự việc xảy ra, Bộ trưởng cho rằng, Hội đồng đã xử lý chưa thỏa đáng, có phần du di, xuê xoa, không đủ sức răn đe.
Bộ trưởng cho biết, bạo lực học đường đang có những diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Bộ GD-ĐT đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 80 quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, phòng, chống bạo lực học đường cùng nhiều chính sách khác. Tuy nhiên, qua thực tế, cần xem xét việc quán triệt các văn bản này đã đến địa phương, đến giáo viên chưa, các cấp quản lí ở huyện, ở xã đã vào cuộc chưa, đã kiếm tra giám sát chưa?
“Tôi đề nghị, Hiệu trưởng, Ban Giám hiệu không hoàn thành nhiệm vụ thì xem xét cho thôi. Đây là bài học không chỉ cho ngành giáo dục Hưng Yên mà là bài học chung cho cả nước” - Bộ trưởng nêu rõ.
Đoàn công tác của Bộ GD-ĐT vào thăm em H. Y. đang điều trị tại Bệnh viện Tâm thần kinh tỉnh Hưng Yên |
Qua đây, Bộ trưởng đề nghị lãnh đạo địa phương, các nhà trường nhận thức sâu sắc về trách nhiệm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, phòng, chống bạo lực học đường, có các giải pháp quyết liệt để không tái diễn các trường hợp tương tự. Ban Giám hiệu, giáo viên các cơ sở giáo dục phải thực hiện nghiêm các quy định để xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, tạo niềm tin cho phụ huynh gửi con đến trường.
Khi nhận được thông tin báo cáo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ về làm việc với tỉnh Hưng Yên sáng nay, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã yêu cầu Bộ trưởng và lãnh đạo tỉnh Hưng Yên chỉ đạo xử lý nghiêm vụ việc. |
Bộ trưởng cũng đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên điều tra làm rõ sự việc, xử lý nghiêm sai phạm, sớm ổn định tình hình để các thầy cô chuyên tâm dạy dỗ, chăm lo cho học sinh. Bộ trưởng đề nghị chính quyền địa phương, các thầy cô giáo quan tâm, thăm hỏi, động viên hỗ trợ tối đa để em Yến sớm ổn định tâm lý, sớm trở lại học tập bình thường.
Đề nghị xem xét cách chức Ban Giám hiệu Trường THCS Phù Ủng
Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Văn Phóng tại buổi làm việc với Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. Đồng thời thừa nhận “Đây là sự việc rất đau lòng, làm ảnh hưởng không những là danh dự, uy tín ngành giáo dục của thầy giáo cô giáo và nhiệm vụ chính trị của tỉnh, của huyện, của xã”.
Ông Phóng thông tin, sau khi nắm được thông tin sự việc này, tỉnh đã có chỉ đạo quyết liệt để xử lý. Kết quả, về mặt hành chính, huyện Ân Thi đã tạm dừng điều hành đối với hiệu trưởng nhà trường và giáo viên chủ nhiệm không làm chủ nhiệm nữa. Ngành Giáo dục cũng đã phối hợp với chủ tịch huyện Ân Thi triển khai ngay các biện pháp đồng bộ và hiệu quả để sớm ổn định tình hình dạy và học.
Công an tỉnh tăng cường lực lượng chuyên môn nghiệp vụ giỏi điều tra làm rõ vụ việc này với tinh thần kết luận sớm nhất sai phạm của tập thể, cá nhân, Ban Giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, học sinh.
Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên chỉ đạo: “Đối với Hiệu trưởng, Ban Giám hiệu Trường THCS Phù Ủng đề nghị xem xét làm quy trình xử lý cách chức, cách chức cả chi ủy nhà trường, cách chức tổng phụ trách đội, xem xét kỷ luật hội đồng kỷ luật nhà trường vì bao che, nương nhẹ. Xem xét trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm ở hình thức nặng hơn nữa vì không nắm được tâm tư nguyện vọng, tình cảm diễn biến của học sinh”.
Ông Nguyễn Văn Phóng đề nghị xem xét làm quy trình xử lý cách chức, cách chức cả chi ủy nhà trường, cách chức tổng phụ trách đội, xem xét kỷ luật hội đồng kỷ luật nhà trường... của Trường THCS Phù Ủng |
Về các học sinh đánh bạn, ông Phóng yêu cầu, xem xét hạnh kiểm của những học sinh này và cả những các cháu các chứng kiến việc bạo hành mà không can ngăn, bênh vực.
“Sau vụ việc này, nếu có các vụ việc bạo lực học đường xảy ra trên đại bàn tỉnh Hưng Yên sẽ xử lý tương tự như vậy” – Ông Phóng nói.
Ông Phóng yêu cầu Sở Y tế, Sở LĐTBXH các sở ngành liên quan thăm hỏi, động viên học sinh và động viên cháu điều trị, yêu cầu bác sĩ tốt nhất để chăm sóc làm sao cháu sớm hồi phục để cháu được đi học bình thường, sớm hòa nhập với nhà trường và xã hội, khắc phục những sang chấn, những ảnh hưởng tâm lý. Toàn bộ kinh phí điều trị giao cho Sở LĐTBXH chu cấp.
Cũng tại Hưng Yên, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã đến thăm, động viên em H. Y. - nữ sinh bị bạn đánh hội đồng - đang điều trị tại Bệnh viện Tâm thần kinh tỉnh Hưng Yên.
Minh Thu
Nữ sinh bị nhóm bạn lột đồ, đánh hội đồng ngay tại lớp học giờ đây cứ nghĩ đến cảnh nhìn thấy các bạn, góc lớp là em không có cảm giác muốn đi học.
" alt=""/>Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Vụ việc nữ sinh Hưng Yên bị đánh hội đồng là bài học của cả nướcTrường THPT Chuyên Quốc học là ngôi trường nằm bên bờ sông Hương, được xây dựng thời vua Thành Thái. Lúc mới thành lập, trường chỉ là những dãy nhà tranh vốn là trại lính thủy quân được cải tạo lại. Năm 1915, trường được xây dựng lại theo kiểu Pháp pha trộn với lối kiến trúc truyền thống Huế.
Trường đã đổi tên qua nhiều thời kỳ như Trường Trung học Khải Định (1936-1954), Trường Trung học Ngô Đình Diệm (1955-1956) và trở về với tên gốc từ năm 1956 cho đến nay.
Tại ngôi trường này, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước và nhiều nhà khoa học, văn hóa, giáo dục lỗi lạc trong nước và thế giới đã từng giảng dạy, học tập như: Nguyễn Chí Diểu, Hà Huy Tập, Trần Phú, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Tố Hữu, Đặng Thai Mai, Tạ Quang Bửu, Đặng Văn Ngữ, Nguyễn Khánh Toàn, Xuân Diệu, Huy Cận, Tôn Thất Tùng, Đào Duy Anh...
Tháng 3/1990, ngôi trường này được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Đến tháng 12/2020, trường tiếp tục được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích cấp Quốc gia đặc biệt.
Đến nay, Trường THPT Chuyên Quốc học nổi tiếng bởi nhiều gương mặt học sinh đạt kết quả học tập xuất sắc. Trường cũng có nhiều hoạt động ngoại khóa giúp các em có thêm sân chơi để thể hiện cá tính của bản thân.
Chẳng hạn kể từ năm 2018, nhà trường, hội cựu học sinh và Đoàn trường Quốc học Huế phối hợp tổ chức chương trình Nguyệt Quế Đỏ nhằm tìm kiếm thí sinh ưu tú và xuất sắc nhất đại diện cho Trường THPT chuyên Quốc học tham dự chương trình Đường lên đỉnh Olympia.
Như vậy, tính đến hiện tại, đã có 11/24 nhà vô địch Olympia học trường chuyên. Trong số 24 quán quân, có 4 quán quân là nữ. Hà Nội là địa phương đứng đầu số lần có điểm cầu trực tiếp với 16 học sinh vào chung kết.
Xét về số quán quân, 18 tỉnh, thành có quán quân Đường lên đỉnh Olympia. Trong đó, Quảng Ninh và Thừa Thiên - Huế dẫn đầu với 3 nhà vô địch Olympia. Hai tỉnh có 2 quán quân Olympia là Vĩnh Long và Quảng Trị.
Phú Đức vô địch chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24Sau phần thi Về đích, chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24, chủ nhân vòng nguyệt quế đã gọi tên nam sinh Phú Đức đến từ Thừa Thiên - Huế. 220 điểm sau 4 phần thi đã đưa em lên bục vinh quang và cách bạn chơi về thứ 2 chỉ 5 điểm." alt=""/>Ngôi trường giữ kỷ lục có nhiều quán quân Đường lên đỉnh Olympia nhất cả nước